HỌC TIẾNG PHỔ THÔNG NGHỆ AN
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
nỏ, giừ, trốc, chưn
nỏ = không
giừ = giờ
trốc = đầu (cũng có nơi phát âm trôốc)
chưn = chân
Ví dụ:
- Em có yêu anh không?
- Em nỏ mô. (em không yêu anh, thực ra là tình trong như đã...)
- Giừ em đang ở mô đó = Bây giờ em đang ở đâu vậy?
- Em đang ở nhà. Em bị đau chưn. = Em đang ở nhà. Em bị đau chân.
- Rứa ạ? Có can chi không? = Thế à? Có việc gì không?
- Trốc em bị răng rứa? = Đầu em sao thế?
Xưng hô trong tiếng Nghệ
Cố ông - Cố bà = Cụ ông - Cụ bà
Ông - Bà
Cha - Mệ = cha (bố, ba, thầy, tía) - mẹ (má, u)
Đây là mình sưu tầm (ăn trộm cũng được),của các bạn Nghệ An,mình phổ biến ngôn ngữ của Nghệ An thay các bạn đã viết những đoạn trên,chắc các bạn không trách nhẩy.
Suốt từ hôm vượt biên thành công đến giờ không thể vào nhà em MÔ được,chính vì phải tìm lối vào mới phát hiện ra trang HỌC TIẾNG PHỔ THÔNG XỨ NGHỆ, vậy sưu tầm để chúng mình cùng học,có dịp vào QUÊ CHOA thăm CU MÔ,nói chuyện với bà con trong đó cho vui:
Chúng mình bắt đầu nhé,(sau đây là những đoạn mình cop về):
Mô - tê - răng - rứa là sao?
Đây là những từ hay gặp nhất, có lẽ cũng phổ biến nhất trong những người không phải dân Nghệ. mô = đâu tê = kia, ấy răng = sao rứa = thế, đấy Ví dụ: -Anh đi mô đó? = Anh đi đâu đấy? = Anh đi đâu thế? -Ở đàng tê. = Ở đằng kia -Rứa à? = Thế à? -Răng lại rứa? = Sao lại thế? mần, chi, cấy, đàng mần = làm chi = gì đàng = đường, đằng cấy = cái -Anh đang mần chi rứa? = Anh đang làm gì đấy? -"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" -"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông" -Cấy chi rứa? = Cái gì thế? | ||
Bài ni nỏ biết ai mần: |
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em "
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em "
nỏ = không
giừ = giờ
trốc = đầu (cũng có nơi phát âm trôốc)
chưn = chân
Ví dụ:
- Em có yêu anh không?
- Em nỏ mô. (em không yêu anh, thực ra là tình trong như đã...)
- Giừ em đang ở mô đó = Bây giờ em đang ở đâu vậy?
- Em đang ở nhà. Em bị đau chưn. = Em đang ở nhà. Em bị đau chân.
- Rứa ạ? Có can chi không? = Thế à? Có việc gì không?
- Trốc em bị răng rứa? = Đầu em sao thế?
Xưng hô trong tiếng Nghệ
Cố ông - Cố bà = Cụ ông - Cụ bà
Ông - Bà
Cha - Mệ = cha (bố, ba, thầy, tía) - mẹ (má, u)
Đây nữa: canh:keeng,VD:nấu canh chưa?=>nấu keeng chưa? mệ: bà,VD:cháu chào bà=>cháu chào mệ mạ:mẹ,VD:mẹ ơi!=>mạ ơi! nớ:kia,VD:thằng kia=>thằng nớ mi:mày,VD:mày đi đâu=>mi đi mô tao:tau,VD:tao đi chơi=>tau đi chơi thích,muốn,yêu:ưng,VD:tao yêu (thích)mày=>tau ưng mi.Hay,tao muốn mày là của tao=>tau ưng mi là của tau. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét