TUYÊN BỐ CỦA ÔNG HÀO KHÔNG ĐÁNG ĐỒNG XU
Tháng Năm 12, 2012 — nguyencuvinhChỉ cần đọc cho kỹ tường trình của nhà báo Hán Phi Long phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV) về vụ việc bị công an, dân phòng và những người mang thường phục đánh dã man và bài bình luận trên Tuổi Trẻ, là có thể biết được vì sao mình lại đặt tiêu đề: Tuyên bố của ông Hào ( Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên) không đáng đồng xu khi dám nói với Thủ tướng, với nhân dân cả nước, cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang an toàn, thành công, và hùng hồn khẳng định kẻ xấu kích động, thế lực thù địch phối hợp dựng clip giả để nói xấu chính quyền.
Nguyên văn bản tường trình sự việc của nhà báo Hán Phi Long:
“Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.
Nhà báo Hán Phi Long trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa |
Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.
Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng.
Cảnh nhà báo Hán Phi Long bị đánh hội đồng |
Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.
Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.
Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.
Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.
Ngay sau đó nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng bị đánh |
Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ.
Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.
Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.
Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.
Những người tham gia hành hung 2 nhà báo mặc sắc phục công an, mang theo gậy và đội sẵn mũ bảo hiểm |
Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.
Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”
Sau khi bị đánh, anh Long ngã gục và được người dân địa phương cứu thoát, còn anh Năm bị còng tay và đưa về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giasng, Hưng Yên |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét