Quãng
đời đẹp nhất với bao ước mơ hoài bão được thay bằng những đêm trắng u
uất, trăn trở cùng bạn đồng hành là tấm phản bê tông lạnh lẽo. 9 năm dài
dằng dặc ấy cũng chất chứa cơ man tủi nhục của 3 gia đình trong cùng
một dòng họ đều có con trai đầu phạm cái tội tày trời: cướp của, hiếp
dâm. Rồi đây, với bản kháng nghị giám đốc thẩm mới nhất (cuối tháng
1/2010) của Viện Kiểm sát NDTC và việc 3 chú cháu được trả tự do, có thể
nỗi oan ấy sẽ được gỡ bỏ, nhưng tương lai của họ ra sao khi trong tay
chỉ có con số không rỗng tuếch? Họ là Nguyễn Đình Tình (SN 1981), Nguyễn
Đình Lợi, Nguyễn Đình Kiên (SN 1980), đều ở phường Yên Nghĩa, quận Hà
Đông, Hà Nội.
Vụ án cướp của và hiếp dâm trên cánh đồng La Cả...
Trước
khi thực hiện bài viết này, qua người bạn ở phường Yên Nghĩa, tôi đã
được nghe một phần câu chuyện xung quanh vụ án nghiêm trọng ở cánh đồng
La Cả năm xưa có liên quan đến 3 chú cháu thuộc dòng họ Nguyễn Đình...
Sự việc xuất phát từ một
vụ án cướp của và hiếp dâm xảy ra vào một đêm cuối thu gần mười năm
trước, khi anh N.C.H và chị N.T.H.H đang ngồi tâm sự tại bờ mương gần
trạm bơm xã Yên Nghĩa (Hoài Đức - Hà Nội) bị 3 đối tượng dùng dao,
gậy khống chế cướp đi một số tài sản và tư trang. Số tài sản của các
nạn nhân bị cướp trong đêm 24/10/2000 không nhiều, chỉ vỏn vẹn có
280.000đồng, 1 đồng hồ điện tử, 1 khuyên tai và 1 chỉ vàng, nhưng vụ án
trở thành nghiêm trọng ở chỗ: chị H.H đã bị 3 đối tượng trên thay phiên
nhau cưỡng hiếp còn anh C.H bị đánh gây thương tích 21%.
Gần
2 tháng sau, chiều ngày 12/12/2000, tại cửa hàng sửa chữa xe máy của
gia đình, Nguyễn Đình Lợi đã cặm cụi sửa thật nhanh chóng chiếc xe máy
của 3 chiến sĩ công an đang "có việc gấp đến UBND xã". Sau đó, chàng
thanh niên 20 tuổi này hăm hở đưa 3 chiến sĩ công an đến trụ sở UBND xã
vì “họ không biết đường". Dè đâu đến nơi, người dẫn đường nhiệt tình này
lập tức... bị bắt giữ và áp giaió về cơ sở 2 của công an Hà Tây (cũ)
trước ánh mắt nghi hoặc của dân làng. Ngay sau đó 1 ngày, chú họ của Lợi
-chàng thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đình Tình cũng được mời lên UBND xã
"có chút việc" rồi bị bắt giữ. 2 ngày sau nữa (15/12/2000)- một thanh
niên khác thuộc dòng họ Nguyễn Đình khi đó đang là quân nhân tại ngọ-
anh Nguyễn Đình Kiên (20 tuổi) đột nhiên nhận
được thông báo cho "ra quân" sớm. Hôm sau, Kiên được đơn vị cho 2 cán
bộ đưa thẳng về... UBND xã để nghe lệnh bắt giữ và lời đề nghị viết đơn
tự thú theo nội dung do một cán bộ công an đọc. Cả Lợi, Tình, Kiên đều
không ngờ được rằng, họ đang ở chặng đầu của một hành trình đen tối nhất
mà số phận đã dành cho họ trong suốt 9 năm đằng đẵng.
Hơn
1 năm sau khi bị bắt giữ, tại phiên toà phúc thẩm tháng 4/2002, Toà
phúc thẩm TANDTC vẫn quyết định giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm của
TAND tỉnh Hà Tây về phần tội danh cướp tài sản, hiếp dâm và hình phạt
đối với Lợi (16 năm tù giam), Tình (14 năm tù giam) và Kiên (11 năm tù
giam). Ngót 10 năm trong tù, hàng nghìn đêm
trắng cùng tấm phản bê tông chịu đựng những cơn nóng như rang hay cái
giá lạnh thấu xương, nhưng 3 chú cháu Tình, Lợi, Kiên không hề xin giảm
án, ra tù trước thời hạn mà chỉ một mực kêu oan. Nhiều năm đầu, hàng
trăm lá đơn, một số lá được viết bằng chính những giọt máu thanh xuân
của 3 chú cháu đã không đến tay những cá nhân và cơ quan có thẩm quyền.
Tuy vậy, họ vẫn kiên trì viết đơn và chờ đợi. Riêng Nguyễn Đình Tình,
sau cả ngày lao động mệt mỏi rã rời, tối về vẫn miệt mài viết đơn. Có
tháng Tình viết đến chục đơn và luôn tin rằng, đến một lúc nào đó nỗi
oan của 3 chú cháu sẽ được làm sáng tỏ. Sau 9 mùa đông dài dằng dặc,
đúng vào những ngày cận kề Tết Nguyên đán Cpanh Dần, 3 chú cháu họ
Nguyễn Đình đã nhận được Quyết định của Viện Kiểm Sát NDTC về Tạm đình
chỉ thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 583 của Toà phúc thẩm TANDTC
tại Hà Nội. Theo đó, cả 3 chú cháu được trả tự do. Trong giờ phút đầu
tiên được trở về gia đình, họ tâm sự với họ hàng: Dù rất ít được gặp
nhau, có thời điểm bị giam ở các nơi khác nhau, nhưng 3 chú cháu vẫn đều
có chung một suy nghĩ, một hành động là viết đơn kêu oan.
...Và những mâu thuẫn khó tin trong hồ sơ vụ án
Bản
kháng nghị giám đốc thẩm của Viện Kiểm Sát NDTC đã nêu, phân tích, mổ
xẻ 9 mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án. Ví dụ như vềỡ hành vi cướp tài sản,
tại các bút lục 206, 220, 225, 230, lời khai của Lợi hoàn toàn mâu thuẫn
nhau. Lúc thì Lợi nhận trong khi Tình hiếp chị H. H thì Lợi tháo đồng
hồ, khuyên tai, nhẫn vàng của chị rồi sau đó mới cầm tuýp sắt sang khống
chế anh C.H thay Kiên, sau khi anh C.H đưa ví cho Lợi (trong ví có
200.000 đồng) thì Lợi dùng tuýp sắt vụt vào tay anh C.H gây thương tích
21%. Lúc khác, Lợi lại khai là sau khi dùng tuýp sắt vụt anh C.H khi anh
bỏ chạy, quay sang chỗ Tình, Kiên đang khống chế chị H.H rồi mới tháo
trang sức của chị. Có lúc, Lợi lại khai dùng dao khống chế anh C.H và
thò tay vào túi áo ngực của anh lấy được 180.000 đồng sau đó Lợi mới
tháo trang sức của chị H.H và dùng gậy gỗ đánh anh C.H... Tương tự như
vậy, lúc thì Tình khai Lợi dùng dao khống chế anh C.H và
lấy ví, còn Tình dùng điếu cày vụt vào tay anh C.H khi anh bỏ chạy làm
anh ngã sấp xuống bờ mương. Tình lại khai Lợi lục soát người anh C.H lấy
từ túi quần sau của anh một tập gì đấy và cất vào túi quần, còn Tình
không lấy gì của anh C.H. Khi anh C.H bỏ chạy, Tình dùng gậy đánh làm
anh ngã chúi xuống. Số tiền trong ví thì Tình khai là có 317.000 đồng.
Kiên là người tự thú ngày 16/12/2000 và được đánh giá là khai báo thành
khẩn. Kiên khai bản thân không cướp được gì của đôi trai gái. Lợi dùng
dao khống chế và Tình lục soát người anh C.H lấy được tiền. Lợi tháo
trang sức của chị H.H cho vào túi quần đùi kéo khoá lại... Sau đó Lợi
đếm tiền được 300.000 đồng, đưa cho Kiên 80.000 đồng.
Về
hiện trường, vụ án xảy ra khoảng 20h30 ngày 24/10/2000, nhưng đến 14h20
ngày 25/10, CQĐT mới tổ chức khám nghiệm hiện trường (KNHT). Khi KNHT
không có người bị hại, người chứng kiến. Nhân chứng là một
số cán bộ, bộ đội của đơn vị M5 và A40 (những người trực tiếp tới hiện
trường vụ án đưa đồ vật của người bị hại, vật chứng mà thủ phạm bỏ lại
về đơn vị) lại không được yêu cầu tham gia KNHT, mặc dù CQĐT đã ghi lời
khai của họ trước khi tiến hành KNHT. Vì thế không có căn cứ xác định vị
trí các đồ vật tại hiện trường và cũng không có căn cứ xác định đó là
hiện trường thật nơi xảy ra vụ án.
Tại
biên bản xác định hiện trường, CQĐT lại xác định hiện trường nơi xảy ra
vụ án ở một địa điểm khác. Công tác KNHT của CQĐT CA tỉnh Hà Tây (cũ)
đã vi phạm điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 (nay là Điều 150
BLTTHS năm 2003). Do đó không có giá trị pháp lý. CQĐT cũng không dựng
lại hiện trường và thực nghiệm điều tra là bỏ qua một hoạt động điều tra
hợp pháp theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự có ý nghĩa quan
trọng để củng cố các tài liệu đã thu thập được, định hướng điều tra đúng
nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Về
vật chứng vụ án: Vật chứng duy nhất trong vụ án là chiếc áo phông thủ
phạm bỏ lại tại hiện trường, có giá trị truy nguyên thủ phạm. Chiếc áo
này được chị H.H và một số người ở đơn vị M5 và A40 trực tiếp xem, xác
nhận là chiếc áo phông màu đỏ, cổ bẻ, có sọc ngang màu vàng, xanh. Chị
H.H đã mang chiếc áo đến trình báo sự việc tại CA xã Dương Nội ngay
trong đêm 24/10/2000, nhưng hồ sơ không thể hiện việc thu giữ chiếc áo
này của CA xã Dương Nội, CA huyện Hoài Đức và CA tỉnh Hà Tây. Trong báo
cáo sự việc của CA xã Dương Nội với CA huyện Hoài Đức cũng không có nội
dung thu giữ chiếc áo này. Tại biên bản KNHT ngày 25/10/2000 của CQĐT
ghi nhận đã phát hiện, thu giữ chiếc áo phông xác định là của thủ phạm
bỏ lại hiện trường. Nhưng đó lại là áo phông cộc tay màu đỏ, cổ chui, có
các sọc ngang màu vàng, xanh, đen, khác hẳn chiếc áo phông mà chị H.H
đã nhặt của thủ phạm bỏ lại hiện trường.
Việc
CQĐT tổ chức cho các nhân chứng cùng các bị cáo nhận dạng vật chứng mà
không có người chứng kiến; người nhận dạng không mô tả được đặc điểm
riêng biệt của vật được đưa ra nhận dạng, lý do vì sao lại nhận dạng ra
chiếc áo đó và khẳng định đó là áo của bị cáo Lợi là vi phạm nghiêm
trọng điều 114 BLTTHS năm 1988 (nay là Điều 139 BLTTHS năm 2003), do đó
không có giá trị pháp lý và chứng minh trong vụ ánn.
Phóng sự của Hoài Nguyên
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét