GHI CHUYỆN DÔNG DÀI
Đến Fuda-bệnh viện chữa ung thư ở Quảng châu,thủ phủ tỉnh Quảng đông,Trung quốc, gặp hầu hết bệnh nhân cũ,đúng là hữu duyên! Người xưa chả nói: "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" là gì? Nhưng "hữu duyên" thì ít đúng, "nhiều đúng" hơn là: "Đến đây ,ừ,chịu khó đến đây,bao giờ tiền nhẵn,trắng tay hãy về"!Cho nên đã đến một lần,phải đến 6,7 lần nữa theo ý các đại phu,và ai cũng đến nhiều nhiều lần,gặp nhau,không lạ.
Nhiều người bệnh cùng người hầu,hay ra ngồi hít thở cái không khí trong lành ngoài hành lang, ngồi thì phải chuyện,đương nhiên đã chuyện thì luôn luôn chuyện nọ xọ chuyện kia.Rôm rả nhất lại có mặt anh bạn Trung đông thạo tiếng Việt.Anh nói là ở đây dân Tàu (anh cũng dùng chữ "tàu" để nói về người Trung quốc ) họ thực thà lắm,không như ở nước anh sinh ra,và cũng không như nơi anh từng công tác 6 năm,ra chợ không mà cả,người bán họ cân,trứng gà cũng cân,rau cũng cân,tính tiền trên cân điện tử,người mua trả tiền,vui vẻ,siêu thị thì không ai quan sát,không gắn ca mê ra chống trộm...
Một bà ngồi bên ngắt lời:bạn nói thế không đúng,đây cũng có kẻ cướp,có lưu manh.Rồi bà kể:chồng tôi thích ăn thanh long,tôi ra chợ,đấy,cái chợ cách đây độ bốn trăm mét,đi thang điện,xuống đất,ra cửa viện,rẽ phải một đoạn,sau rẽ trái là đến chợ.Gặp hàng bán hoa quả,cổng chợ ấy nó có đúng hai hàng ,tôi mua một trái thanh long,cái chị bán hàng cân xong,nói "khoai khoai" gì ấy tôi không hiểu.Tôi đưa hai mươi tệ,chị ta trả lại tộ 5 tệ,tôi nhẩm là mười lăm tệ nhân với ba tư ,chả là một tệ ăn ba ngàn tư tiền ta ,vị chi là năm mốt nghìn đồng tiền ta,sao đắt thế,tôi nghĩ có thể đây nó đắt nên bấm bụng cầm đi.Ra cổng chợ gặp người quen,biết tiếng tàu,chị hỏi tôi mua bao nhiêu,tôi kể,chị nói cái quả này bốn tệ là cùng,chúng tôi quay lại nói với cái nhà chị bán hàng,chị chối biến,nói rằng tôi đã đi rồi,không biết không biết ,thế là nó cướp mất hơn mười tệ, xót quá,tôi nói mày là chó,chắc nó chả hiểu gì,tôi còn kịp ghi lại bộ mặt xinh đẹp của nó đây,rồi chị lấy điện thoại đưa mọi người xem,tranh thủ mình cóp lại:
Một cháu thanh niên nói:
-Không phải bác ơi,đấy không phải là cướp bác ạ.
-Cháu bảo thế nào là cướp?
-Dạ,cướp có thể là giật trên tay,có thể là buộc bác phải đưa những gì bác có cho chúng,có nhiều dạng,cướp đêm,cướp ngày,đây nó chỉ lợi dụng bác không biết tiếng nên ăn bẩn chút thôi, nếu là cướp thật ,có cướp đêm cướp ngày như cháu vừa nói ,bác sợ loại nào?
-Tất nhiên cô sợ cướp đêm,nó chạy,ai biết đâu.Cướp ngày thì cô la,mọi người giúp đỡ...
-Bác sai trăm phần trăm,cháu nhỏ tuổi ,bác đừng giận,cướp ngày nguy hiểm,không ai cứu bác được...
Đang chuyện thì đến giờ các đại phu đi thăm phòng bệnh,mọi người ai về phòng ấy.Tôi nghĩ lại lời cháu thanh niên kia,có phải cháu muốn nói
" Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan" ?
Nhưng câu ca ấy nói chuyện ngày xưa thời phong kiến,thời đế quốc sài lang,chứ bây giờ,ở nước ta làm gì còn nữa?
Đến Fuda-bệnh viện chữa ung thư ở Quảng châu,thủ phủ tỉnh Quảng đông,Trung quốc, gặp hầu hết bệnh nhân cũ,đúng là hữu duyên! Người xưa chả nói: "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" là gì? Nhưng "hữu duyên" thì ít đúng, "nhiều đúng" hơn là: "Đến đây ,ừ,chịu khó đến đây,bao giờ tiền nhẵn,trắng tay hãy về"!Cho nên đã đến một lần,phải đến 6,7 lần nữa theo ý các đại phu,và ai cũng đến nhiều nhiều lần,gặp nhau,không lạ.
Nhiều người bệnh cùng người hầu,hay ra ngồi hít thở cái không khí trong lành ngoài hành lang, ngồi thì phải chuyện,đương nhiên đã chuyện thì luôn luôn chuyện nọ xọ chuyện kia.Rôm rả nhất lại có mặt anh bạn Trung đông thạo tiếng Việt.Anh nói là ở đây dân Tàu (anh cũng dùng chữ "tàu" để nói về người Trung quốc ) họ thực thà lắm,không như ở nước anh sinh ra,và cũng không như nơi anh từng công tác 6 năm,ra chợ không mà cả,người bán họ cân,trứng gà cũng cân,rau cũng cân,tính tiền trên cân điện tử,người mua trả tiền,vui vẻ,siêu thị thì không ai quan sát,không gắn ca mê ra chống trộm...
Một bà ngồi bên ngắt lời:bạn nói thế không đúng,đây cũng có kẻ cướp,có lưu manh.Rồi bà kể:chồng tôi thích ăn thanh long,tôi ra chợ,đấy,cái chợ cách đây độ bốn trăm mét,đi thang điện,xuống đất,ra cửa viện,rẽ phải một đoạn,sau rẽ trái là đến chợ.Gặp hàng bán hoa quả,cổng chợ ấy nó có đúng hai hàng ,tôi mua một trái thanh long,cái chị bán hàng cân xong,nói "khoai khoai" gì ấy tôi không hiểu.Tôi đưa hai mươi tệ,chị ta trả lại tộ 5 tệ,tôi nhẩm là mười lăm tệ nhân với ba tư ,chả là một tệ ăn ba ngàn tư tiền ta ,vị chi là năm mốt nghìn đồng tiền ta,sao đắt thế,tôi nghĩ có thể đây nó đắt nên bấm bụng cầm đi.Ra cổng chợ gặp người quen,biết tiếng tàu,chị hỏi tôi mua bao nhiêu,tôi kể,chị nói cái quả này bốn tệ là cùng,chúng tôi quay lại nói với cái nhà chị bán hàng,chị chối biến,nói rằng tôi đã đi rồi,không biết không biết ,thế là nó cướp mất hơn mười tệ, xót quá,tôi nói mày là chó,chắc nó chả hiểu gì,tôi còn kịp ghi lại bộ mặt xinh đẹp của nó đây,rồi chị lấy điện thoại đưa mọi người xem,tranh thủ mình cóp lại:
Một cháu thanh niên nói:
-Không phải bác ơi,đấy không phải là cướp bác ạ.
-Cháu bảo thế nào là cướp?
-Dạ,cướp có thể là giật trên tay,có thể là buộc bác phải đưa những gì bác có cho chúng,có nhiều dạng,cướp đêm,cướp ngày,đây nó chỉ lợi dụng bác không biết tiếng nên ăn bẩn chút thôi, nếu là cướp thật ,có cướp đêm cướp ngày như cháu vừa nói ,bác sợ loại nào?
-Tất nhiên cô sợ cướp đêm,nó chạy,ai biết đâu.Cướp ngày thì cô la,mọi người giúp đỡ...
-Bác sai trăm phần trăm,cháu nhỏ tuổi ,bác đừng giận,cướp ngày nguy hiểm,không ai cứu bác được...
Đang chuyện thì đến giờ các đại phu đi thăm phòng bệnh,mọi người ai về phòng ấy.Tôi nghĩ lại lời cháu thanh niên kia,có phải cháu muốn nói
" Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan" ?
Nhưng câu ca ấy nói chuyện ngày xưa thời phong kiến,thời đế quốc sài lang,chứ bây giờ,ở nước ta làm gì còn nữa?
- Chào cô, định qua còm và thăm cô, đọc thơ của "hiệp sĩ" Bru thấy vui vui, vả lại hiệp sĩ quơ kiếm trừ gian diệt bạo rồi, nên cháu đứng... cầm khiê..Trả lời nhận xét này
- Kính lão đắc thọ muôn niên Bác đây thâm thúy nhỡn tiền chứng nhân Từ xa cho chí tới gần Hết Hanoi giờ lại lân sang tàu. Mọi chuyện na ná giống nhau ..Trả lời nhận xét này