Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

CÓP TỪ HIỆU MINH

“Tù nhân” Ba Sương & “tội phạm” Văn Vươn

Bỗng dưng thành...tội phạm. Ảnh: internet
Đất là thiêng liêng, là mồ hôi, là nước mắt và trộn cả máu. Thời hội nhập, đất càng giá trị. Nếu không hiểu triết lý đơn giản này và chính quyền không biết đối xử với đất thì tiếng khóc còn đau đớn và máu còn tiếp tục đổ.

“Tù nhân” Trần Ngọc Sương
Nhiều người biết bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động, con gái của Giám đốc tiền nhiệm Trần Ngọc Hoằng. Người cha đã một nắng hai sương với hàng chục ngàn nông dân nơi đây, đưa Sông Hậu thành nông trường anh hùng.
Ngày 19/11/2009, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm. Tại đây, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường.
Không ai có thể biết động cơ đứng đằng sau vụ án này là gì. Chỉ biết rằng, hàng nghìn hecta đất của nông trường do mấy 16 ngàn nông dân đào đắp, khai phá từ 30 năm nay, bây giờ có thể thành miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư.
Người ta ngạc nhiên về một người anh hùng, bị buộc tội dùng quĩ đen mấy tỷ đồng, mà cuối đời bà Sương không nhà, không cửa, ngủ trên một cái giường cá nhân với 8 năm tù đang đợi. Nghịch cảnh rơi nước mắt.
Vụ án tưởng đi vào quên lãng, nhưng mới đây thôi, người ta lại định đưa bà ra xử. VTC News cho biết, số tiền “quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu đã có từ trước năm 1994, đến năm 2000 bà Sương mới làm Giám đốc, nên bà không phải là người “lập quỹ trái phép”.
Bà Sương đã viết đơn kêu oan gửi tứ phương và nói : “Đối với tôi bây giờ, sức khỏe đã tàn tạ, danh dự bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Cần Thơ và huyện Cờ  Đỏ cố tình bôi nhọ. Nếu họ cố tình xử tù tôi, vào tù thiếu thốn đủ thứ lại ốm đau bệnh tật cũng dễ chết sớm, đó là bước đường cùng mà Viện KSND TP Cần Thơ giao và Viện KSND huyện Cờ Đỏ muốn dồn tôi đến chỗ chết. Tôi nghĩ: thà rằng chết trước khi bị đưa ra xét xử còn được nén nhang của bà con cô bác, của hầu hết cán bộ, nhân viên Nông trường Sông Hậu vẫn hằng ngày quý mến và đòi chân lý cho tôi thắp cho hơn là chết ở trong tù trong nỗi oan ức triền miên và sự cô quạnh tột đỉnh”.
“Tội phạm” Đoàn Văn Vươn
Anh Đoàn Văn Vươn không nổi tiếng như bà Ba Sương. Cha của anh là đảng viên trung thành tuyệt đối, anh Vươn từng đi bộ đội, một nông dân hiền lành chất phác, chí thú làm ăn, bỏ đại học để chinh phục biển, nhưng bỗng anh trở thành tội phạm chống chính quyền.
Cách đây hơn một năm (22-7-2010) báo Pháp luật và Đời sống đã đăng về một người được gọi là “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”.
Tấn công nhà anh Vươn. Ảnh: internet
Đó là phóng sự về anh Vươn biến vùng đất khỉ ho cỏ gáy ven biển, không ai thèm để ý, thành một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng trăm hecta. Họ được thuê đất 20 năm, kể từ năm 1993, nhưng nay mới là 2012 thì đã tiến hành thu hồi.
Theo báo CAND, một số người dân trên địa bàn cho rằng, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình anh Vươn và một số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi “tối hậu thư” đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy ra, sẽ có đổ máu.
Mấy ngày qua, anh Vươn được lên mặt báo là do vụ đấu súng với chính quyền, làm sáu công an bị thương. Dân Hải Phòng không dọa suông, máu đã đổ thực sự.
Đất – mồ hôi, nước mắt và máu
Từ ngàn đời, để tạo nên những vùng đất phì nhiêu, nuôi sống con người, bao nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống. Để bảo vệ đất có cả máu.
Vụ án bà Ba Sương và nay là vụ đổ máu tại Hải Phòng đều liên quan đến đất. Và còn nhiều vụ khác nữa mà truyền thông chưa có dịp được nói.
Người nông dân chất phác đổ mồ hôi, sôi nước mắt, biến một vùng khỉ ho cò gáy thành bờ xôi, ruộng mật, thì bỗng có kẻ dòm ngó. Chuyện còn lại là làm việc với người có “thẩm quyền”.
Đất ở ta là sở hữu toàn dân, nhưng quyết định dùng như thế nào lại nằm trong tay “đầy tớ của nhân dân”.
Phản ứng khi bị thu hồi đất, có người đi biểu tình, rồi khóc và dọa tự tử như bà Ba Sương. Nhưng có người thề chết như anh Vươn.
Câu hỏi ở đây là ai đã biến những anh hùng, người lính, đảng viên và cả những người nông dân hiền lành thành tội đồ một cách dễ dàng đến thế.
Khi tìm ra được nguyên nhân và giải pháp, chắc chắn không còn những anh hùng Ba Sương – tù nhân và người lính Văn Vươn - tội phạm.
Vĩ thanh
Tôi chợt nhớ bài diễn văn của ông trùm da đỏ Seattle. Sau khi tạo nên khu vực bang Washington năm 1853, chính phủ Mỹ đã đề nghị người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được. Ông Seattle (1786-1866), trùm da đỏ, đã đọc một bài diễn văn thống thiết trước thống đốc Isaac Stevens. Diễnvăn này được coi là một tài sản văn hoá vô giá để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Ông Seattle. Ảnh: WikiTrích đoạn “Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất? Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua?  Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.
Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ.
Các ông (người da trắng) phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của dòng dõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình.
Triết lý “sống trong đất, chết vùi trong đất” của người da đỏ là thế.
Bà Ba Sương và 16 ngàn công nhân nông trường Sông Hậu, rồi hàng chục vạn nông dân “bỗng nhiên mất đất”, kể cả những chủ trại nuôi tôm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), cũng yêu đất  không khác ông Seattle cách đây 150 năm.
Nhưng liệu rằng, chính quyền có biết trên đời này có “tình yêu đất” như thế hay không?
HM. 7-1-2012.

32 Responses to “Tù nhân” Ba Sương & “tội phạm” Văn Vươn

  1. BÙI THỊ TRIỆU says:
    Xem cách cư xử với dân của cậu chủ tịch TIÊN LÃNG-HẢI PHÒNG,tôi nhớ đến lời cảnh báo”NHUY CHẾ ĐỘ” của cụ VŨ NGỌC NHẠ với cụ DIỆM(Nếu chuyện đó là có thực).
    TRUNG ƯƠNG ĐẢNG,CHÍNH PHỦ PHẢI BẮT CẬU ẤY VỀ NGAY!
    Tôi liên tưởng đến cậu thanh niên tự thiêu trước nhà quốc hội TUYNIZI.Tôi liên tưởng đến ông HUT-XEN, Ông GA ĐA FI – Trước nữa là ông Xê Ô XÊ XỊT CU,Ông E RICH HÔ NÁCH CÔ…ÔNG PI NÔ CHÊ,,,
     
    1
     
    0
     
    Đánh giá comment
  2. 1nxx says:
    “Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.” Điều 5 điểm 1 luật đất đai.
    Theo điều luật này người chủ thực sự của đất đai là tòan dân không có quyền sở hữu thực sự với đất đai, mà phải thông qua đại diện là Nhà nước. Đây là 1 trò chơi chữ không biết xấu hổ, bởi vì chủ sở hữu mà không có tòan quyền về vật sở hữu của nó thì nó không phải là chủ sở hữu.
    Hiện tượng làm không công, cải tạo đất hoang, khai hoang lấn rừng và lấn biển sau đó bị cướp trắng công lao thì nhiều lắm. Mà điển hình là bà Sương và ông Vươn.
    Ông Vươn chống cướp ngày thì chắc sẽ bị kẻ cướp kết án.
    Bà Sương không chống nổi lũ cướp ngày nên đã chịu đầu hàng vô điều kiện, bà may mắn thóat chết là nhờ dư luận.
    Số phận 16000 nông dân nông trường sông Hậu hiện giờ ra sao?
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
  3. [...] Vươn cùng gia đình cố thủ, không chịu bàn giao cho lực lượng cưỡng chế –“Tù nhân” Ba Sương & “tội phạm” Văn Vươn-Blog Hiệu Minh Bỗng dưng thành…tội phạm. Ảnh: [...]
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
  4. Nhat Dinh says:
    Có bác nào nhắc đến vụ máu thắm đồng Nọc Nạn làm tôi vội tra lại bác wiki. Trời ơi! Thời đó sau khi xảy ra đánh nhau thì tòa án của bọn thực dân Pháp đã xử trả lại đất cho chủ của nó, người đã đổ mồ hôi và máu để khai phá và giữ đất, người đã giết chết cả cảnh sát Pháp. Trời ơi! Thời đó báo chí được tha hồ bênh vực cho chủ đất chống lại tri huyện và chính quyền. Đất ơi! Nhìn ngày nay sao mà hèn yếu.
    Bao giờ cho đến ngày xưa!!!
     
    4
     
    1
     
    Đánh giá comment
  5. Hà Linh says:
    người dân phản ứng như vậy là có lý do của họ, không thể vì nắm công cụ pháp luật trong tay rồi muốn làm gì thì làm, pháp luật gì thì cũng phải vì con người -ở đây là người dân lương thiện. Đòi không được thì cưỡng chế-quá đơn giản?nhưng cái còn lại là niềm tin của người dân vào sự công bằng , thực thi pháp luật minh bạch, thấu tình, đạt lý của cơ quan công quyền thì sao?
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
  6. [...] Hiệu Minh: “Tù nhân” Ba Sương, “tội phạm” Văn Vươn, “Đất là thiêng liêng, là mồ hôi, là nước mắt và trộn cả máu. Thời [...]
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
    • Lê Thị Nhung. says:
      Bác HM viết :-” Ở ta, đất đai là sử hữu toàn dân, nhưng quyết định dùng thế nào lại nằm trong tay “những đày tớ của dân”. Đó đã là 1 thưc trạng rất nghịch lý, rất vô đạo rồi !
      Đúng là lâu nay, luật pháp nước ta vẫn quy định :-”Đất đai thuộc sử hữu toàn dân…” Đó là 1 quy định rất mù mờ , chỉ mở đường cho bọn “đày tớ lưu manh” tha hồ cướp đất mà tội lỗi cuối cùng lại dội vào đầu người dân, dân chỉ có cái gọi là “Quyền sử dụng” chứ không được quyền sử hữu tài sản của mình ! Vậy “Toàn dân” là ai ? mà ngay tại thủ đô (và khắp nơi trên đất nước này nữa.) hễ đâu có “miếng đất vàng” (như trường hợp ngôi nhà ở Hàng Bài vừa qua.) khi các đại gia “chung chi” OK với “đày tớ của dân” là người dân ,dù đã sinh sống nhiều đời trên đất đó, dù có tử tế hay “có công với cách mạng” cũng phải bật ra ! LỖI HỆ THỐNG cũng chính là cái quy định “Đất thuộc sử hữu toàn dân.” rất quái gở đó !
       
      3
       
      0
       
      Đánh giá comment
  7. Xích Ba says:
    Đây là chiêu bài cũ rích mà đã và đang sử dụng “cực kỳ thành công”. Chắc các bác còn nhớ nhưng “làng nhập cư” ở Gia lai Kon Tum chứ. Họ khuyến khích dân cư từ miền bắc vào “khẩn hoang”… sau hàng chục năm khẩn hoang cải tạo đất, có đường xá đàng hoàng họ lấy trắng…… KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC NỮA RỒI.
     
    3
     
    1
     
    Đánh giá comment
  8. NGŨ HÀNH says:
    CANH BẠC ĐỜI DÂN ĐEN THUA TRẮNG
    CỐ CHẠY TIỀN MUA CÁI CHỨC QUAN
     
    1
     
    0
     
    Đánh giá comment
  9. [...] at 3:39 am and is filed under Xã hội. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own [...]
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
  10. qx says:
    Vụ bà Sương, vụ anh Vươn, vụ ký giả Hoàng Khương, vụ điều-tra-lâu-lắt-sợ-tịt-tắt-chìm-xuồng Hoàng Hùng, những vụ đối-xử-tệ-với-người-biểu-tình-vì-giang-sơn, và hàng vạn vụ từ đất đai cho tới công ăn việc làm đều làm xã hội bức xúc.
    Đối lại với cả xã hội bức xúc là thành phần nắm quyền và thành phần phụ họa quyền lực thì không bức xúc, họ cho là những người kia bị gì là do lỗi hoặc một phần lỗi, và vì cái lỗi đó nên việc chính quyền hành xử vậy là đúng. Theo cách nói của thành phần nắm quyền lực chính trị và phụ họa quyền lực chính trị thì, một con bệnh bị bệnh là do lỗi của con bệnh; con bệnh không để ý vi trùng nên bị sổ mủi nhức đầu. Thị Hoa thượng thơ Bộ Y tế bảo hối lộ do lỗi của bệnh nhân và thân nhân con bệnh cứ đưa tiền cho y giới, chứ không đưa thì đâu có xảy ra, là một ví dụ.
    Nhưng thị Hoa không nói nốt phần còn lại là nếu cái chính thể này dạy các quan, dạy y giới không được lấy tiền, quà của người bệnh, và trừng phạt nặng những ai cầm tiền bệnh nhân. Lẽ ra thị Hoa phải nói nốt phần còn lại này (vì lối biện chứng duy vật nổi tiếng chua ngoa không thể nào bỏ sót một phần quá ư … biện chứng như thế). Nói một phần cho có lợi về phía mình là không có đạo đức, vai vị thượng thơ bộ y cần đạo đức hơn mồm mép. Nói một phần, giấu phần còn lại cũng là một hình thức hối lộ chính quyền y thị đang phục dịch cái phần không nói đó bằng sự đẹp mặt, đồng thuận với các anh ba tư năm sáu vân vân …
    Một phần lỗi của “bên kia” – cái bên bị chính quyền cai trị hành hạ đó nếu có cũng không thể là “yếu tố cấu thành tội phạm” chủ yếu, nguyên nhân của mọi chuyện, một cách đầy đủ và hoàn toàn mà chính quyền vin vào đó để hành xử tàn bạo, để đấu tố người-quan-tâm-giang-sơn là phản động chẳng hạn.
    Xem lại các chuyện xảy ra cùng giật mình, nếu người của chính thể xưa, người dân đen, phó thường dân mà bị thằng-bán-tơ-kia-giở-mối-ra thì chắc lãnh mức đội xử tàn tệ hơn nhiều. May quá, đọc tin tức thấy họ biết thân phận không dám hó hé chi cho bị tru di (hay chuyện vẫn xảy ra với họ nhưng số phận vùi dập trong im lặng, trong sự không hay biết của xã hội? Cầu mong là không.)
    qx
     
    5
     
    1
     
    Đánh giá comment
    • Xôi Thịt says:
      Lão Cu nóng quá, Thượng thư bộ thuốc thì tên là Kim Tiến còn thị Bông thì tại hạ nghĩ nát óc vẫn không luận được là thị nào. ???
       
      1
       
      0
       
      Đánh giá comment
      • qx says:
        Dạ phải, nãy quên uống thuốc mất tiêu :D
        Thanks bác nhắc,
        qx
         
        1
         
        0
         
        Đánh giá comment
      • gocomay says:
        Lão xôi thịt ơi, Thượng thư bộ thuốc đúng là Kim Tiến… Kim Tiền thì rõ rồi. Nhưng nếu thiếu chữ THỊ thì nỏ biết đực cái ra răng. Nên lão Cu nhà moa mới gọi đại thị Bông cho chắc ăn về khoản giới tính. Chứ cứ kim tiền xủng xoẻng như rứa thì biết khi mô mới biết chê tiền phong bì cơ chứ???
         
        1
         
        0
         
        Đánh giá comment
    • Xôi Thịt says:
      Báo chí nhà nước cũng có cách bày tỏ thái độ của họ. Các bác có thể thấy báo mà không ưa bộ trưởng nào thì hình của bộ trưởng đó được đưa lên với điệu bộ/vẻ mặt khá phản cảm. Gần đây hình bộ trưởng Y tế lên báo không có cái nào trông tử tế cả. Nhiệm kỳ trước có thể thấy ông Nguyên, bộ trưởng Tài Nguyên Môi trường cũng không được báo chí ưa.
       
      2
       
      0
       
      Đánh giá comment
      • Quang says:
        Báo chí chỉ được cái bầy đàn thôi. Đọc một báo biết ngay báo kia sẽ như thế nào.
        Chán phát ốm.
         
        0
         
        0
         
        Đánh giá comment
  11. [...] Hiệu Minh Blog – Đất là thiêng liêng, là mồ hôi, là nước mắt và trộn cả máu. Thời hội nhập, đất càng giá trị. Nếu không hiểu triết lý đơn giản này và chính quyền không biết đối xử với đất thì tiếng khóc còn đau đớn và máu còn tiếp tục đổ. [...]
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
  12. Hailua saigon says:
    Cay đắng. Xót xa.
    Đất mẹ là của mọi người. Nhưng dân đen không được phép tưởng!
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment
  13. chinook says:
    Chuyện bắn nhau ở Tiên Lãng làm tôi liên tưởng ngay đến Vụ bắn nhau giữa Cánh sát Liên Bang Hoa kỳ với Gia đình Randy Weaver năm 1992 tại Ruby Ridge Idaho. Chuyên dài và nhiều tình tiết, Bác nào muốn tìm hiểu có thể Gúc Ruby Ridge incident.
    Phía Randy Weaver có hai người chết , phía Liên Bang chết một.
    Cuôi cùng chính phủ phải đền tiền cho Gia đình Weaver.
    Bài học là : Để có niềm tin của Dân, Chính quyền phải hành xử minh bạch và theo một tiêu chuẩn rõ ràng và cao hơn dân.
     
    2
     
    0
     
    Đánh giá comment
    • montaukmosquito says:
      So sánh sai .
      Randy Weaver thuộc một trong những nhóm militia-neo-nazis tuyên bố ly khai chính quyền bằng vũ lực . Luật pháp Mỹ đưa những nhóm này vào diện khủng bố, nhưng thời đó chưa có thiết quân luật đưa mọi hành động đối kháng khủng bố thành “enemy combat” tức là luật quân sự, và người bị hại là vợ và con mặc dù họ có mang súng lúc đó .
      Quân đội liên bang không tới để cưỡng chế đất, mà tới vì có báo cáo về bạo lực từ các nhóm militia-cum-neo-nazis. Trên đường tới Ruby Ridge, Weaver đã có những thành tích bất hảo như cướp bằng vũ khí chết người, cầm tù trái phép nhân viên liên bang, xử dụng vũ khí chết người với mục đích đe dọa …. Với thành tích như vậy, Weaver vẫn được bảo vệ bởi luật pháp .
      Timothy McVeigh đã dùng vụ Ruby Ridge qua cách diễn giải của những nhóm militias đầu trọc như một lý do trả thù để đặt bom tòa nhà liên bang ở Oklahoma City.
      Chinook hãy xem lại vụ Đoàn Văn Vươn để thấy sự khác nhau như thế nào .
       
      0
       
      0
       
      Đánh giá comment
      • chinook says:
        Dĩ nhiên hai trường hợp có rất nhiều chi tiết không giống nhau.
        Tôi chỉ muốn so sánh cách hành xử của chính quyền trong hai trường hợp.
        Những thông tin về Randy Weaver montaukmosquito dẫn tôi nghĩ đó là trong bản cáo trạng của bên Chính phủ. Nhưng khi ra tòa bên đại diện chính phủ đuối lý trong tranh luận, phải thay ngựa giữa đường(thay đại diện chính phủ) và cuôi cùng là thua. Phải bồi thuờng cho Randy Weaver $100.000 và ba con gái mỗi con gái $1.000.000.
        Phần Randy Weaver chỉ bị kết một tội duy nhứt là đã không ra trình diên tòa(failure to appear)trong một vụ khác , bị phạt $10.000 và 18 tháng tù.
        Vì đã bị giam giữ lâu hơn thời gian này nên sau phiên tòa , Randy đã được trả tự do ngay.
         
        3
         
        0
         
        Đánh giá comment
  14. dan says:
    “Nhưng liệu rằng, chính quyền có biết trên đời này có “tình yêu đất” như thế hay không?”
    Và những người yêu đất có thể nghĩ được rằng tình yêu của họ trở thành tai họa ập lên đầu họ hay không?
     
    2
     
    0
     
    Đánh giá comment
  15. xanghứng. says:
    Ca dao thời “Lingaism” :
    “Ai đưa tôi đến chốn này,
    Bên kia nhà xác, bên này nhà điên.”
     
    4
     
    0
     
    Đánh giá comment
  16. Hồ Tại Thiên says:
    CQ: có những tập đoàn cuồng đất dữ dội!
     
    2
     
    0
     
    Đánh giá comment
    • An Nhiên. says:
      Người ta “cuồng tiền” nhiều quá lắm rồi thì phải “cuồng” lên chôn tiền vào đất cho bớt lo Tiêu ấy mà ! Vả lại có ai đánh được ” Tập đoàn đày tớ” bao giờ đâu !(?)
       
      1
       
      0
       
      Đánh giá comment
  17. [...] Hiệu Minh blog Share this:StumbleUponDiggRedditTwitterEmailPrintFacebookTumblrLinkedInLike this:LikeBe the first [...]
     
    0
     
    0
     
    Đánh giá comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét