Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

TỪ TRỜI SẼ SÁNG

NGHĨ ĐẾN ĐÂU,VIẾT ĐẾN ĐÓ.(3).
08:27 20 thg 10 2011Công khai1

      Mới hôm nào,gần lắm,trong tâm thức mình nó rõ mồn một...lớp học ven đầm,khuất sau rặng chuối tây tốt um tùm,lớp học tuy vách đất,nền đất,mái lợp rạ nhưng cũng khang trang.Trường sơ tán máy bay ,chúng mình tự làm lấy chỗ ngồi học,chúng mình còn đắp nhiều hầm trú ẩn hình chữ A nữa. (Trong một bài thơ ông Lành viết  có câu:
                 ...Chào các em! Đồng chí của tương lai
                     Khoác mũ rơm đi học đường dài...

 Những " đồng  chi" của tương lai chính là bọn mình,giờ đã trở thành "bã người" cả rồi.Nhanh thế ).

       Ngồi trong lớp nghe thầy giáo giảng văn,thầy nói về sự tàn bạo của chế độ cũ qua việc phân tích đoạn thơ:

            Ai qua đầu phố Mới
            Có thấy chợ bán người
            từ đứa  trẻ nứt mắt
            Đến kẻ bốn năm mươi
            Bán thân vì miệng đói
            Rủ nhau làm tôi đòi.

       Nghe thầy nói về thân phận dân mình dưới chế độ đế quốc phong kiến mà rơi  nước mắt!          

   Chiều  ngày 9 tháng 10 ( năm thứ mười một của thế kỷ hai mốt), khi đi trên đường mang tên họ Trần, (đầu cầu Chương dương-Hà Nội) ,sát mép đê một tốp người ăn mặc nhếch nhác , kẻ đứng,người ngồi có vẻ  mệt mỏi,con trai mình chỉ: chợ người,chợ người đấy mẹ ạ. Mình hỏi:chợ người là sao? Nó giải thích: họ cứ đứng đó,ai thuê làm gì thì họ làm,móc cống,lau nhà,quét vườn...chủ sai gì làm nấy.Mình hỏi về thu nhập của họ,nó trả lời là còn tùy công việc,nhưng mỗi ngày cũng mua được từ 5 đến 10 kí gạo nếu có việc,mà có cũng không dễ,họ còn tranh nhau.

    Bất giác mình nhớ lại bài thơ thầy giáo dạy văn phân tích năm xưa...
                                                              
------------------------------------
  Đời người họ chia làm 3 giai đoạn: dưới 20 là trẻ con.Từ 20 đến 55 là Người. Trên 55 là "bã người".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét