NGỨA RÁY.
Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, "Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ".
Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. "Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?", ông Phước lên tiếng.
Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/48799/tranh-luan-nay-lua-luat-bieu-tinh.html
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/quoc-hoi-tranh-cai-gay-gat-ve-luat-bieu-tinh/
Chị hàng xóm nhà tôi
quả vô công rồi nghề nên hay quan tâm đến nhiều thứ.Chuyện xảy ra từ
những hôm trước,nay tôi chỉ chép lại.
Ngồi trước máy,chị lầm bầm:ngứa ráy,ngứa ráy! Tôi hỏi:-Chị nói
sao?ngứa chân,ngứa tay,ngứa da ngứa thịt do muỗi đốt,ngứa sườn do ăn
nhiều,dửng mỡ,nay chị ngứa ráy là thế nào?
Chị không hiểu thật ư?Ngứa ráy là phải nghe người khác nói,tiếng nó
cố chen nhau với ráy tai để chui vào,nó làm ráy phải ngứa!
Tôi hỏi,điều gì vậy?
-Đây,chị xem đi,rồi chị chỉ cho tôi ;À,đây là phát biểu của một ông đại biểu,ông nói thế này:
"Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay
không Luật biểu tình.
"Đa số công dân sẽ không ủng hộ"
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu:"Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".
Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. "Nếu
Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô
hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?", ông Phước dõng dạc hỏi.
Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.Theo
đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913
do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ "biểu tình" mới
xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ
Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam.
"Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ", ông Phước nói.
Ông
Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration
luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước
mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu
thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin
hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, "Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ".
Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. "Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?", ông Phước lên tiếng.
Sau
hàng loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả
của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc
biểu tình đó gây ra nạn tắc đườngKhi đi ngang qua vài cuộc tập
hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường lưỡi bò, ông đã nghe những
người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người đang tập hợp biểu tình ấy.
"Sự
giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài
nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông
người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu
vực bị phong tỏa do biểu tình", ông Phước nói.Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.
Ông
Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ
Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra
biến loạn.
Phản
ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt
Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu
tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo
loạn và làm ô danh đất nước.
"Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh", ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình. "
Thú thật tôi chả khoái gì món chính trị chính em,mình già yếu lại bệnh tật,nhưng đọc đi đọc lại thấy chị bạn tôi nói đúng.
Bạn nào quan tâm,mời xem thêm:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/48799/tranh-luan-nay-lua-luat-bieu-tinh.html
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/quoc-hoi-tranh-cai-gay-gat-ve-luat-bieu-tinh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét