Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

HAY ĐÁO ĐỂ!

HÔM QUA ĐÚNG.NAY SAI

HÔM NAY SAI.MAI ĐÚNG

CHUYỆN NGÀY MƯA-ĐÊM NẮNG

CŨNG LÀ  LẼ "BÌNH THƯỜNG"

***

 Một số nhận định chưa chuẩn xác về Tố Hữu của nhà thơ Hữu Thỉnh

NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG.

Nhà thơ Hữu Thỉnh có bài viết Tố Hữu, nhà thơ của nhân dân; đó là nhận định, đánh giá không đầy đủ và không chính xác.(1)
Xin mạn đàm về một chút chữ nhân dân. Từ lâu rồi chúng ta hay dùng hai chữ nhân dân một cách lạm phát, có khi không chính xác, ép buộc cho nó, như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân… Thật ra nó là của Nhà nước của một thể chế chính trị.
Chúng ta phải đấu tranh với sự cứng nhắc của ngôn ngữ. Những từ như Nhân dân, Dân chủ đã mất đi ý nghĩa của chúng. Bất cứ người nào có thể tổ chức những cuộc bầu cử đều coi mình là người dân chủ, người của nhân dân (G. García Marquez) .
Các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim còn dùng nó như là một sự mị dân. Cái gì cũng của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân là người ở dưới quyền chính trị không có cái gì cả.
Từ Nhân dân là chữ Hán, ghép chữ nhân và chữ dân lại với nhau. Hai chữ này ở Trung Quốc cũng ghép để đặt tên báo chí và ấn phẩm, như: “Nhân dân nhật báo.”. Tờ Nhân dân nhật báo của Đảng cộng sản Trung Quốc báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chữ “nhân’ ai cũng biết nghĩa chính của nó là chỉ người. Người là giống khôn ngoan nhất trong loài động vật. Chữ “dân” cũng chỉ người, dân, người thuộc dưới quyền chính trị. Thì “nhân dân” là người thuộc dưới quyền chính trị.
Nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ của đảng cầm quyền – Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng ta là Đảng cầm quyền – Lời Hồ Chủ tịch).

Điều này nhà thơ Tố Hữu đã tự bạch và ông nhiều lần khẳng định:
Trái tim anh đó chia ba phần tươi đỏ

Anh dành riêng cho 

Đảng phần nhiều,
Phần cho thơ, phần để em yêu
Em xấu hổ thế cũng nhiều anh nhỉ.
Rôi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí.
(Bài ca xuân 61)

Phần cho người yêu cũng là phần của Đảng. Vì người yêu cũng là đồng chi, đảng viên với mình!
Có một giai thoại là một giáo viên văn cấp 3 dạy văn ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) khi giảng đến đoạn trái tim chia ba phần ông ta đã đứng giữa bục giảng cười lên sằng sặc như kẻ cuồng làm cho học sinh hoảng hốt, giáo viên đồng nghiệp hết hồn, ban giám hiệu thì miệt thị khi ông nói:
“ Trái tim chia như tướng Trần Bình chia thịt cho quân lính, Trần Bình phân nhục thậm công (Tướng Trần Bình chia thịt cho quân lính rất công bằng). Vồn xưa Trần Bình xuất thân là đồ tể, bán thịt.) thì choa chịu không dạy nổi Phần cho thơ cũng là của Đảng, cho ẻ vào cái giáo dục của các ông, choa về đi cày kiếm gạo. Ông giáo viên bỏ về đi cày thật!
Phần cho thơ, thơ cũng của Đảng:
Làm bí thư hoài có bí thơ?

Rằng thơ với đảng nặng duyên tơ…

Mẹ không còn nữa, con còn đảng
Dìu dắt con khi chửa biết gì…
Tố Hữu trăm phần trăm là nhà thơ của Đảng.
Và Tố Hữu dành rất nhiều thi phẩm để ngợi ca Đảng mình và lãnh tụ của mình:
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt

Đảng ta đây xương sắt da đồng
 (Ba mươi năm đời ta có Đảng)
 
Như đứa trẻ sinh nằm trên có

Không quê hương sương gió tơi bời

Đảng ta sinh nở trên đời
Một hòn máu đỏ nên người hôm nay…

(Ba mươi năm đời ta có Đảng – đã dẫn)

Ca ngợi lãnh tụ của Đảng mình:
Người ngồi đó ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông thanh thản một bầu trời

Không vui gì hơn bằng mắt Bác Hồ cười
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ… 

(Sáng tháng năm)
Và dành hết tâm linh, tình cảm, vật chất cho lãnh tụ mình kính yêu:
Hoa ơi con gái của cha

Cha nâng con nhé làm hoa tặng Người.

Bác về vui đó con ơi
Bác hôn các cháu, Bác cười với dân

(Cánh chim không mỏi)
Và ca ngợi Chủ nghĩa Cộng sản thế giới (Cách mạng tháng Mười Nga):
Thuở anh chưa ra đời

Trái đất còn nức nở

Nhân loại chửa thành người
Đêm ngàn năm, man rợ.



Từ khi anh đứng dậy

Trái đất bắt đầu cười
Và loài người từ ấy
Ca bài ca tháng Mười..

Ca ngợi lãnh tụ Cộng sản thế giới:
- Lê nin;

Người ngồi đó 

Viết những dòng ánh sáng…


Khi người mất

Con vừa bốn tuổi…


-  Stalin:

Hôm qua tiếng gọi ngoài đồng
Tiếng loa xót ruột, xót lòng con ơi!
Stalin ôi! Stalin ôi
Nghe tin ông mất đất trời còn không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình, thương một, thương ông, thương mười!

Nhà thơ tuyên truyền cho các chủ trương, chính sách từ lớn đến nhỏ của Đảng:
Nhặt tí phân rơi, dọn từng ngọn lá

Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô

Ta nâng niu gom góp dựng cớ đồ…
(Bài ca xuân 61)

Có chủ trương chính sách đúng, có chủ trương chính sách thực hiện sai. Điển hình là tổ chức hợp tác xã. Hợp tác xã nêu làm tốt thì sẽ phát huy ưu thế của nó, nhưng làm không tốt thì nó trở thành trại lính – Arachtrac như nông thôn trại lính thời Nga Hoàng. Vì tuyên truyền cho Đảng mình nên, Tố Hữu không thấy tổ chức hợp tác xã thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước là một sự lãn công ghê gớm trong đời sống nhân dân, đời sống xã hội thụt lùi hai, ba thế kỷ, nhưng nhà thơ cứ viết:
Năm năm mới bấy nhiêu ngay

Mà trông trời đất đổi thay đã nhiêu
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Miền Bắc thiên đường của các con tôi.
(Bài ca xuân 61)
  Nhưng Nhân dân thì Nhân dân thấy:
Kiểu làm ăn hợp tác
Đói nghèo đến tủy xương
Trai tráng bỏ quê hương
Sung vào nơi lính tráng
Coi thường thân mạng sống
Cố lách qua đói nghèo…
(Tâm sự người lính – Đỗ Hoàng – 1973)
Hợp tác xã chỉ làm giàu cho phe nhóm, cho cá nhân lý trưởng mới, chánh tổng mới.
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho Chủ nhiệm mua đài, mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba 
Để cho Chủ nhiệm xây nhà, xây sân…
  ( Ca dao mới)
Nhân dân thấy cái khốn cũng của cuộc đời xã viên nông nghiệp:
Sống không lô, không lạng
Chết trám, bạng, mưng ri… (loại gỗ quá xấu để chồn ngưới nghèo đói)
(Ngạn ngữ mới)

Hợp tác xã đã đẩy nông dân đến bước đường cùng, người phụ nữ trong nhân dân chịu nhiều hủ lậu, tệ nạn, khốn cùng nhất, mảnh vải che thân cũng không có. Trong khi đó bọn quan lại mới thì đi bằng đít, tranh nhà, giành xe, xơi gà hầm, cọp hầm:
Bầm ơi chịu rét đi bầm

Von ga con cỡi, gà hầm con xơi.

Chức quan con to lắm rồi
Bầm yên tâm nhé cứ ngồi gặm khoai!

(Ca dao mới)
Họ đau đớn thốt lên như một cái tát vào bọn ăn hại nhân dân:
Bây chừ hợp tác, hợp te

Không có mảnh vải mà che cái lồn!...

Ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà thơ ngợi ca Cách mạng, nhưng khi cách mạng thành công họ thấy mong ước, khát vọng của mình không được như Cách mạng đem lại cho nhân dân; nên người ta phải tìm cách hành xử như trốn tránh thực tại, đi vào chốn tu hành hoặc quyên sinh.
Phàm nhà thơ Cách mạng, mà trước Cách mạng có ôm ấp ảo tưởng hoặc lý tưởng thì rất có thể chết vì cái hiện thực chính mình đã ca tụng và hy vọng. Mà Cách mạng hiện thực nếu không làm tan nát cái ảo tưởng, cái lý tưởng của nhà thơ thì cái Cách mạng đó cũng chỉ là lời nói trống rỗng trên bố cáo mà thôi. Nhưng Exenhin và Soloely không đáng chê lắm, trước sau họ tự hát lên bài ca ai điếu, họ thành thực.
                                                         (Lỗ Tấn)
Cái hiện thực xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng hợp tác xã nông nghiệp trại lính cóp py của nước ngoài làm thất vọng nhiều người. Có xã hội chủ nghĩa đâu mà đòi hỏi con người xã hội chủ nghĩa (!) Sự thật này đã được các văn sỹ tiên tri báo trước:
 Sự mâu thuẫn khá vỹ đại. Vả lại dù sao đi nữa, chính ý nghĩa của thực tại và xã hội chủ nghĩa đã trái nghịch với nhau rồi. Vì thật thế, một hiện thực xã hội chủ nghĩa làm sao có thể thực hiện được khi thực tại hoàn toàn không có tính chất xã hội chủ nghĩa…
                                                       (Sứ mệnh văn nghệ - Cammus)
Trong thể chế toàn trị sẽ nẩy sinh ra một thứ văn sỹ tụng ca cho thế lực cầm quyền, ohức vụ cho thế lực cầm quyền sinh ra một loại văn chương ba xu tụng ca kẻ ăn trên ngồi trốc,  xa lạ với nhân dân dưới quyền chính trị:
Từ xương máu mồ hôi của nhân dân, ta sẽ thấy nảy sinh ra thứ văn chương ngoan ngoãn, những bài tường thuật nghèo nàn như ảnh chụp và những tác phẩm bị chỉ huy trong đó hận thù thay cho tình yêu.
                        (Sứ mệnh văn nghệ hiện đại – Cammus – Bùi Giáng dịch)
Trong lịch sử văn chương nước nhà và thế giới có biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn xuất thân ở tầng lớp trên, bản thân họ cũng là người cầm quyền như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Puskin, Lecmongtop…nhưng trong sáng tác của họ họ đứng về phía nhân dân, đồng cảm nỗi đau khốn cùng của nhân quần, họ gần dân, vì dân nên họ được nhân dân ca ngợi, truyền tụng:
Bạch đầu không phụ ái dân tâm

(Bạc đầu vẫn nghĩ đến thương dân)
(Nguyễn Trãi)


Sinh vi vạn nhân thê

Tử quy vô phu quỷ (Tàu)


Sống làm vợ khắp người ta

Hại thay thác xuống làm ma không chồng)


Nhân sinh tối khổ thị nữ tử
Nữ tử tối khổ thị kỹ thân


Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du phóng tác)


Đứa ăn mày cũng trời sinh

Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không
(Hải thượng Lãn ông)


Đã đi với nhân dân 

Thì thơ không thể khác
Dân nô lệ nghèo hèn
Chết áo bông đắp mặt”
(Đêm Nghi Tàm đọc thơ Đổ Phủ - Phùng Quán)


Thân vi dã lão dĩ vô trách
Lộ hữu lưu dân chung động tâm
(Lão quê trách nhiệm không còn nữa
Thấy cảnh dân xiêu vẫn động lòng)
(Lục Du)     


 Còn quan lại các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim thi:


Van bầy giặc đỏ như van khái

Giết đám dân đen tựa giết gà.
Tấc biển, tấc sông đem bán quỷ
Thước đồi, thước núi hiến dâng ma!
Cướp hết đất đai, hết biển trời
Lại còn thút thít giọt trào rơi
Nhom nhem vải khố che râu chuột
Nhọ nhọe mù soa bịt mõm dơi
Gượng gạo hô điều nhân với đaọ,
To toe hét luật nghĩa và đời
Tuôn trào dòng lệ như là thật
Nước mắt sấu già bạn dân ơi!
……



(Tân cổ quan lại , nước mắt cá sấu– Đỗ Hoàng)
                                                               `
Mệnh quan càng lớn, càng to
Lâu đài càng rộng, vàng kho càng nhiêu
Thê thê, thiếp thiếp yêu yêu                                                         
Đờn ca xướng hát hết chiều đến đêm.
Trong ngoài quận huyện đảo điên,
Ta đây dấy nghĩ hạ thiên thay trời.
…                                                       
Lạ gì cái lũ quan dâm
Miệng hô Thiên tử, dao đâm tim người
Thuyền rồng giỡn sóng ra khơi
Một phường ăn máu muôn đời dân đen
Lập công nấp vá kẻ hiền
Cổ kim sử sách ai khen bao giờ.(!) 
(Kiều Thơ – Phóng tác của Đỗ Hoàng)


            *


Tố Hữu là nhà thơ lớn của Cách mạng, của Đảng (Đảng Cộng sản việt Nam), đó là điều mặc nhiên, không ai phủ nhận được. Nhiều nhà thơ lớn khác không tranh vị thế ấy của nhà thơ Tố Hữu và tranh cũng không được.
Những vần thơ Cách mạng của Tố Hữu các nhà thơ đương thời ít ai viết hay và mạnh mẽ như thế này:
Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi

Sỗ phận hay do chế độ này?
 Rồi những vần thơ đồng cảm với nhân dân cần lao:

Tôi là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo không cơm, cù bất, cù bơ!
Nhà thơ Tố Hữu đi theo Cách mạng (Cách mạng tháng Tám năm 1945), theo Đảng thì nhà thơ toàn tâm, toàn ý phục vụ ca ngợi đảng của mình.
Quyền lợi, bổng lộc, chức tước của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng chỉ là lợi ích phe, nhóm; không phải lợi ích toàn dân mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam đang chống lại lợi ích nhóm cực đoan.

                                       *
Trong bài viết trên, nhà thơ Hữu Thỉnh lập luận nhiều chỗ cũng không chính xác nữa. Ví như:
       Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Là một thiên đại tự sự của Tố Hữu (!)
Câu trên và câu tiếp Mặt trời chân lý chói qua tim là hai câu cảm thấm nhuần chân lý của Tố Hữu, không có tự sự, kể lể câu chuyện về bản thân mình, gia đình sự việc gì ở đây cả.
Chưa hết, tiếp đến Hữu Thỉnh viết: Tố Hữu phát hiện ra Cách mạng. Không phải chẻ sợi tóc làm tư nhưng ai chả biết phát hiện có nghĩa nhiều nghĩa, những nghĩa ở đây là phát minh, tìm ra một vấn đề, một việc gì mới, một ánh sáng ngọc mà người khác chưa làm được, chưa thấy. Cách mạng có từ thời Xô viết Nghệ Tỉnh, thời Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) thành lập năm 1930 lúc Tố Hữu mới mười tuổi, cả nước đều biết. Cách mạng đã hiện lên rỡ như mặt trời, một điều tất nhiên mà mọi người cần lao chỉ có đi theo mà thôi. Nhà thơ Tố Hữu cũng vậy:
Anh Lưu, anh Diễu dạy con đi

Mẹ không còn nữa, con còn Đảng

Dìu dắt con khi chửa biết gì…
  Nhà thơ Hữu Thỉnh lại viết tiếp: Và Cách mạng cũng phát hiện ra Anh (Tố Hữu). Lập luận này cũng không đúng nốt. Nó cũng ngô nghê. Nói thế khác nào nói: Mặt trời phát hiện ra con chuột(!). Cách mạng như một khối nam châm khổng lồ có sức hút vô biên để mọi người đi theo, nó không có tố chất phát hiện!
Bài viết Tổ Hữu nhà thơ của nhân dân rất đầu Ngô, mình Sở. Nó không ra bài ai điếu, không ra bài nghiên cứu. Lại có những đoạn khó vào lòng người: “Bí quyết nào từ một trang thư sinh nhỏ thó, cao 1m58, nặng trên 40 kg, giọng nói nhỏ nhẹ như con gái, lại có sức mạnh xóc dậy cả một lớp người sau những trận khủng bố trắng…”Điều này nó chẳng sai, nó chính xác như khám tuyển sức khỏe, kiểm tra HIV để đi công cán nước ngoài bây giờ. Nhưng nó không nhân văn, nhất là nói về một nhà thơ lớn của Đảng mình, cấp trên vời vợi của mình (của nhà thơ Hữu Thỉnh).
Tôi hồi ở chiến trường thập kỷ 70, lúc ấy chưa nhìn thấy nhà thơ Tố Hữu nên rất ước ao xem nhà thơ của Đảng cộng sản Việt Nam nổi tiếng tầm vóc ra sao, mặt mũi ra sao, may mắn đọc một bài viết của một nhà văn nước ngoài đến Việt Nam tả Tố Hữu: “ Đó là một người tầm thước, với sự sắc sảo nhạy bén của người làm công tác chính trị cộng với trái tim đằm thắm nhân hậu của nhà thơ nên cuốn hút chúng tôi ngay từ phút đầu.”
Người nước ngoài cao to mà viết về người Việt Nam bé nhỏ như thế là nhân hậu và có văn hóa biết chừng nào!
Bài trên (đã dẫn) của nhà thơ Hữu Thỉnh có những nhận định không đồng nhất. Tác giả khẳng định Tố Hữu là nhà thơ của nhân dân, nhưng kết thúc Hữu Thỉnh viết: “Hãy trở lại những bài thơ đầu tay của Tố Hữu:
Trên dòng Hương Giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
                                                                   Trên dòng Hương Giang                                                                                                        

Là rất chuyên nghiệp. Và cũng rất chuyên nghiệp…”
Thơ chuyên nghiệp đến mức làm cho người ta quên thơ đi chỉ còn cảm thấy có tình người, là đến gần nhân dân nhất. Tố Hữu là như vậy. Và vì thế anh còn mãi với chúng ta.
Theo lập luận này thì Tố Hữu là nhà thơ đến gần nhân dân nhất! Còn Tố Hữu nhà thơ của nhân dân như đầu bài quả là nhận đinh, đánh giá không đầy đủ, không chính xác!
Hà Nội, ngày 29 – 12 – 2012
                                                                 
(1) Bài in trên báo Văn nghệ số 49 ngày 8- 12 – năm 2012

( Nguồn Văn chương Việt
*********************************************
(đăng trên "tranhung 09 blogspot.com")

11 nhận xét:

  1. Còn bao điều chưa ổn
    Trong góc khuất ngổn ngang
    Rác và vàng lộn nhộn
    Chưa phân định rõ ràng

    Trả lờiXóa
  2. (P1)Có lẽ Đỗ Hoàng là một dạng người có tý chút chữ nghĩa nhưng sớm bị mắc căn bịnh vĩ cuồng hoặc cuồng ngôn chi đó (Giống như ông Trần mạnh Hảo nhưng ở cấp độ thấp hơn nhiều mặt thậm chí chỉ là cái bóng mờ của ông Hảo ).
    Không cần bàn về chuyện đúng sai trong nội dung bài viết của ông Hữu Thỉnh . Bởi thật ra với Hữu Thỉnh có rất nhiều điều cả hay lẫn dở nói vài điều khó thấu tình đạt lý. Chỉ nói về lối viết đầy tính miệt thị phỉ báng -ÁM CHỈ rất ti tiện-tiểu nông thiếu tư cách của một người tự xếp mình vào hàng kẻ sỹ như Đỗ Hoàng đã thấy ngứa mắt nực cười .
    Ông Hoàng tự cho mình là Nhà thơ?
    Đúng , không ai cấm ông và một số người gọi to danh xưng đó!
    Nhưng ,nhà thơ cũng có dăm bảy loại, mà loại như Đỗ Hoàng thì nhiều như cát sông Hồng .Điều này có nghĩa là thơ do ông ta sản xuất tứ tung thì chỉ có ông, và một nhóm cực nhỏ "cánh hẩu" của ông ta tự mình...tiêu thụ và "cảm thụ"!
    Mấy ai đọc, mấy ai "cảm" thơ Đỗ Hoàng nào?
    Tôi cam đoan rằng đại đa số những ai biết tới cái tên Đỗ Hoàng lại không phải vì thứ "thơ" nhạt phèo nước ốc, na ná thơ các cụ CLB hưu trí phường mà là vì những bài viết rất phi thơ và thứ vè chửi nhảm viết bằng thủ pháp ÁM CHỈ "moden tiểu nông lúa nước" sặc mùi lưu manh vặt của ổng mà thôi.
    Đã mang danh là "nhà thơ" thì phải sáng tạo ra thơ có chất thơ chứ? Và đặc biệt quan trọng: Tác phẩm của mình phải được công chúng yêu thơ ít nhiều biết tới và yêu mến chứ? Nhà thơ đúng nghĩa và đạt đẳng cấp nhất định nào đó có bao giờ chỉ nổi tiếng trong...buồng ?
    Đúng không ạ?
    Nếu ta làm một thực nghiệm nho nhỏ bằng cách đứng ở cổng hội thơ xuân năm nay ngay tại Hà nội-Nơi Đỗ Hoàng đang sống và chế tạo ..."thơ" - thử đăt câu hỏi với 1000 người bất kỳ tới dự hội thơ rằng họ có biết "nhà thơ" Đỗ Hoàng là ai và có nhớ 1-2 đoạn nào đó trong tác phẩm thơ của ổng không thì tôi đoan chắc ít nhất có tới 990 người không thể trả lời được câu hỏi ấy và trong số 10 người còn lại thì phần đông là có câu trả lời không trọn vẹn dù cho trong số 1000 người bất kỳ được hỏi có không ít người đang là "chiến hữu", là "cánh hẩu" đội danh văn hóa thường hò reo tung hứng nhắng nhít với Đỗ Hoàng !
    Ông Đỗ Hoàng có dám dũng cảm nhìn nhận sự thật cay đắng nầy không?
    Vậy với đẳng cấp đó, với trình độ "thơ" đó thì Đỗ Hoàng làm gì có đủ tư cách và hiểu biết để bạ ai cũng chê bai rủa xả như thể mình là cha thiên hạ vậy?
    Chúng ta đều hiểu: Khen chê , bình phẩm là quyền tự do của mỗi người nhưng khen chê theo cái lối ngông nghênh cưỡi lên cổ thiên hạ thì chỉ là hạng "Chí Phèo văn nghê" là hạng "trí thức lưu manh " mà thôi !

    Hai ông bạn văn chương chí thân của Đỗ Hoàng là Trần Quang Đạo và Vĩnh Nguyên đã vẽ chân dung khá chân thực về ông ta như sau:
    1. Là người lôi thôi, tuỳ tiện từ trong cách ăn mặc đến sinh hoạt.
    2. Là người man trá một cách có ý thức.
    3. Nát rượu và lèm nhèm về tiền bạc của công có hệ thống nhưng rất thích cao giọng bàn về thơ ca và đạo đức xã hội.
    Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa trước mặt Đỗ Hoàng thì khen thơ Đỗ Hoàng có tư tưởng và sẽ sống mãi. Nhưng ở một quán ăn, Trần Đăng Khoa bảo: đừng dính vào tay Đỗ Hoàng, tư cách vớ vẩn lắm!( Chi tiết này do nhà thơ Nguyên Thảo cho biết)(CÒN TIẾP...)

    Trả lờiXóa
  3. TIẾP THEO(P2)...Đỗ Hoàng và đám cuồng sỹ nát rượu thân thiết của mình có bao giờ tự hỏi:
    Chẳng cần so sánh với đâu cho xa chỉ thử so với N.Sĩ Phạm Duy .So với Phạm Duy mọi nhẽ(....) thì Đỗ Hoàng và mấy ông "kễnh" kia đã là ai nào ?Đã là cái "đinh rỉ" gì về tài năng , về uy tín và về...tất cả ! Vậy mà Pham Duy đã viết gì về Tố Hữu ?
    Ông viết:
    "...Anh Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc.
    Phối hợp tài tình ca dao, các thể thơ dân tộc và thơ mới.
    Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm.
    Những bài “Việt Bắc”, “Nước non ngàn dặm”, “Theo chân Bác”… là những bài thơ tuyệt bút của Tố Hữu..." (Theo BBC)

    Phạm Duy viết như vậy có phải vì Phạm Duy "dốt nát " và không "cấp tiến chính trị" bằng băng nhóm ngông ngạo của ĐỖ HOÀNG không nhỉ !?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có phải nhà kiến trúc không? Có phải nhà viết kịch không?Có phải nhạc sỹ không? thế nhưng bạn vẫn có nhận xét là tòa nhà này đẹp,tòa nhà kia xấu,vở kịch này hay,vở kia dở,bài hát này tuyệt vời,bài hát kia nhạt nhẽo...
      Vậy thì khen chê là quyền họ.

      Xóa
    2. Chúng ta đều hiểu: Khen chê , bình phẩm là quyền tự do của mỗi người nhưng khen chê theo cái lối ngông nghênh cưỡi lên cổ thiên hạ thì chỉ là hạng "Chí Phèo văn nghê" là hạng "trí thức lưu manh " mà thôi !

      Xóa
  4. Bạn LUBIM97 nhận bình luận về ĐỖ HOÀNG quá chuẩn.
    Thật khó để bình luận và đặt ra các câu hỏi sắc hơn như thế.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Gửi bạn Bùi thị Triệu.
    "Chúng ta đều hiểu: Khen chê , bình phẩm là quyền tự do của mỗi người , và cũng không ai , không một thế lực nào có thể ngăn cấm con người thực hiện quyền tự do tất nhiên đó. Nhưng, khen chê theo cái lối TRẺ TRÂU-NÁT RƯỢU ngông nghênh cưỡi lên cổ thiên hạ “không thèm” tự biết mình là ai. Trình độ , tri thức đến đâu thì chỉ là hạng "Chí Phèo văn nghệ" ,là hạng "trí thức lưu manh " mà thôi !
    (VÍ DỤ NHƯ MỘT ANH THẦY ĐỒ LÀNG NHẢY PHẮT LÊN BÀN ĐỘC CHÊ BAI CHỬI MẮNG CỤ NGUYỄN DU LÀ DỐT CHỮ VẬY !)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn yêu quý!Có chuyện kể rằng một nhà thông thái (bác học) nuôi 2 con chuột bạch to nhỏ khác nhau trong nhà,ông ta sai thợ đục 2 lỗ to nhỏ khác nhau ở bậu cửa để 2 con có chỗ chui ra.
      *
      Anh trải nghiệm trong lịch sử sẽ thấy:đúng hôm nay,(có thể) không đúng với ngày mai.
      CHÍ PHÈO cũng hay anh ạ,"hắn vừa đi vừa chửi......"
      sao hắn chửi?
      *
      Cụ TH cũng có những bài kỳ diệu: kỳ diệu trong NHẠC THƠ (Việt Bắc,Bầm ơi......) nhưng "ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG" e không thực cái bụng lắm.Thông cảm bởi ông
      "Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi
      Tôi sinh ra chưa được làm người..."
      thì năm 1954,ông còn ít (quá ít) tuổi,lại trong bối cảnh lịch sử ấy,trách gì ông!
      Triệu không có ý bình luận gì ở đây,chỉ góp ý vài câu vậy,có gì không phải,mong các anh tha thứ nhé!
      NGÀY MAI TRỜI LẠI SÁNG!

      Xóa
    2. Bác NGUYỆT MINH chắc thấy điều chi cần tham khảo nên tha về đây,mong các bạn đừng nặng lời khi tranh luận.Tranh luận để tìm ra chân lý là tốt,nhưng CHÂN LÝ là gì?

      Xóa